Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

on Leave a Comment

[Nhà đất-Báo Hải Quan] - Làm rõ sự cần thiết của Cảng hàng không quốc tế Long Thành

(HQ Online)- Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã họp với các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ về dự án xây dựng Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Long Thành.


Mô hình Cảng Hàng không quốc tế Long Thành (Ảnh Internet)

Theo báo cáo của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), mục tiêu của quy hoạch xây dựng Cảng HKQT Long Thành là cấp F4 theo phân cấp của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO), có công suất 100 triệu hành khách/năm với 5 triệu tấn hàng hóa/năm (khi hoàn thành toàn bộ các giai đoạn đầu tư theo quy hoạch được phê duyệt). Cảng HKQT Long Thành dự kiến sẽ là một trong những trung tâm trung chuyển vận tải hàng không trong khu vực Đông Nam Á.

Theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giai đoạn một của dự án là từ 2011 - 2020. Giai đoạn này sẽ xây dựng Cảng HKQT có công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, đưa vào khai thác nhằm hỗ trợ cho Cảng HKQT Tân Sơn Nhất quá tải.

Giai đoạn hai từ năm 2020 - 2030 sẽ nâng công suất Cảng HKQT lên 50 triệu hành khách/năm theo nhu cầu phát triển khai thác hàng không. Giai đoạn ba là sau năm 2030 nâng công suất lên 100 triệu hành khách/năm và Long Thành trở thành cảng HKQT trung chuyển.

Về tiến độ thực hiện dự án, dự kiến lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình năm 2014; công tác chuẩn bị đầu tư thu xếp tài chính từ 2014 – 2016; bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư, thiết kế năm 2016 – 2019; năm 2016 sẽ khởi công san lấp mặt bằng ...

Lý giải về khó khăn trong việc mở rộng Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, Thứ trưởng Bộ GTVT Phạm Quý Tiêu cho rằng nếu mở rộng Tân Sơn Nhất có thể khai thác 25 triệu hành khách/năm nhưng cũng không thể khai thác vượt 35 - 40 triệu hành khách/năm do các nguyên nhân liên quan đến đường hạ cất cánh, trên bầu trời và các vấn đề về kết nối giao thông.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu ACV về cơ sở pháp lý thực hiện dự án Cảng HKQT Long Thành phải căn cứ vào cương lĩnh phát triển đất nước, chiến lược phát triển và quy hoạch hệ thống giao thông quốc gia. Đồng thời sự cần thiết đầu tư dự án cần được làm rõ hơn, đưa ra luận chứng khoa học tại sao không mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, tại sao không sử dụng các sân bay khác như Biên Hòa, Cần Thơ, Đà Lạt.

Về quy mô dự án cần xác định rõ vấn đề về đất, số lượng hành khách. Đối với vấn đề nguồn vốn cho dự án, đề nghị ACV rà soát và xác định nguồn vốn đầu tư, khai thác cảng. Trong đó, xác định nguồn vốn Nhà nước cho giải phóng mặt bằng, xác định hạng mục đầu tư sử dụng vốn ODA, vốn từ DN.

Duy Quang


0 nhận xét:

Đăng nhận xét